Phân Tích Sản Phẩm Cho Hoạt Động Maketing

 Với xu hướng hội nhập sâu rộng và cạnh tranh gia tăng. Việc xây dựng thương hiệu cùng với phân tích, đánh giá sản phẩm và xây dựng kênh phân phối được xem là yêu cầu cấp thiết. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Củng cố sản phẩm, dịch vụ, phát triển và mở rộng thị trường một cách hiệu quả.

Lợi ích của Phân Tích Sản Phẩm

Phân tích sản phẩm để hiểu rõ tầm quan trọng của sản phẩm và tìm hiểu phân tích các thành phần tạo nên sản phẩm.
Phân tích để có thể thấy được các khía cạnh khác nhau của sản phẩm. Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Từ các khía cạnh đó, chúng ta sẽ nghiên cứu đúc kết ra được sức hấp dẫn của sản phẩm đối với thị trường. Đối với cá nhân người mua. Thấy được các yếu tố cần thiết để có thể đơn giản hóa tối đa quá trình đưa sản phẩm vào thị trường. Giảm giá thành cũng như có thêm kiến thức để đối đầu với các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ về phân tích sản phẩm Bất Động Sản
Ví dụ về phân tích sản phẩm Bất Động Sản

Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh, lựa chọn hình thức marketing sao cho hiệu quả là nhiệm vụ sống còn của nhiều doanh nghiệp.  Việc phân tích, đánh giá sản phẩm từ đó có được công cụ, phương pháp và các kinh nghiệm quý báu trong việc nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm hiệu quả. Đây là một trong 4 yếu tố của marketing tiến hành song song với nghiên cứu thị trường.

Cách thức tiến hành phân tích sản phẩm 

Chỉ ra rõ ràng và cụ thể các hạng mục đặc trưng của sản phẩm.

  • Mô tả đặc điểm của sản phẩm.
  • Giá trị mang lại cho khách hàng.
  • Giá trị vượt trội so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Phác thảo chân dung khách hàng của sản phẩm.
  • Môi trường kinh doanh, những yếu tố tác động đến sản phẩm.

Lập bảng phân tích SP: (4 cột: tên sp; đặc điểm, thuộc tính sp; giá trị cung ứng; giá trị vượt trội).

– Yêu cầu của bảng phân tích:

  • Liệt kê chi tiết, rõ ràng và đầy đủ tất cả các đặc điểm, thuộc tính sản phẩm.
  • Từ mỗi đặc điểm suy ra các giá trị cung ứng tương ứng.
  • Lượng hóa tối đa các giá trị vượt trội so với SP của đối thủ cạnh tranh.

Cấu trúc sản phẩm cần phân tích

Để kết quả của việc phân tích sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất. Từ đó nâng cao hiệu suất và kết quả của quá trình Maketing. Cần hiểu rõ cấu trúc SP phân tích.

Cấu trúc sp gồm 3 phần chính:

  • Giá trị cốt lõi, giá trị gia tăng và dịch vụ khách hàng (giá trị bổ sung). Mức cơ bản là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng mua. VD đối với một chuyến du lịch thiên nhiên, khách hàng mua “sự thư giãn và bầu không khí trong lành”. Nhà kinh doanh phải xem mình là người cung ứng lợi ích.
  • Giá trị gia tăng lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ khách sạn có thể hoàn thiện thêm sản phẩm của mình bằng cách trang bị máy thu hình. Bổ sung dầu gội đầu và hoa tươi, dịch vụ đăng ký và trả phòng nhanh chóng,…
  • Dịch vụ khách hàng: Là một số dịch vụ tặng kèm hay các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu mua của khách hàng.

Điều tạo nên sự khác biệt cho công ty nằm ở giá trị gia tăng của công ty. Ngoài ra, dịch vụ khách hàng cũng góp một phần nhỏ để tạo nên sự khác biệt.

Khi quá trình Maketing không đạt hiệu quả như mong muốn. Có thể tiến hành tái cấu trúc sản phẩm.

Tái cấu trúc sản phẩm là khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới. Nguyên nhân của tái cấu trúc sp. Xây dựng cơ cấu sp phù hợp với từng thời kỳ cũng như chiến lược kinh doanh mà công ty đưa ra trong thời kỳ. Sao cho phù hợp với những thay đổi về cả môi trường bên trong và bên ngoài công ty.

HotLine Liên Hệ Nhận Báo Giá